Chậu rửa bát là sản phẩm không thể thiếu trong nhà bếp, nó là nơi thường chỉ sau bếp nấu. Vì vậy, khi chọn mua chậu rửa bát bạn nên cân nhắc kỹ để chọn được mẫu phù hợp nhất: Từ dùng chậu rửa bát của hãng nào?, chất liệu chậu là gì?, giá thành khoảng bao nhiêu?,…
Bài viết sau đây sẽ giới thiệu với quý khách về mẫu chậu rửa bát 2 hố mới nhất để bạn có thể tham khảo và chọn được mẫu phù hợp nhất cho gia đình mình.
1. Cấu tạo chậu rửa bát
Đa số các mẫu chậu rửa bát 2 hố mới nhất trên thị trường hiện nay đều có cấu tạo như nhau bao gồm hố chậu và bộ xả. Trong đó phần hố chậu có thể có thêm phần bàn chờ ở bên trái hoặc phải. Bộ xả của chậu bao gồm phần núm vặn xả và bộ xi phông.
Hiện nay một số mẫu chậu thông minh có trang bị thêm phần nút nhấn xả tự động để tránh việc người dùng phải dùng tay để nhấn nút vặn/xả ở đáy chậu.
2. Phân loại chậu rửa bát
2.1 Phân loại theo số lượng chậu rửa (hố chậu)
Tiêu chí phân loại này dựa trên số lượng chậu rửa của mỗi loại chậu. Thông thường các mẫu chậu rửa bát được chia làm ba loại: 1 hố, 2 hố và 3 hố. Đi kèm là bàn chờ bên phải hoặc bàn chờ bên trái. Kích thước chậu rửa thường dao động từ 450mm – 1200mm.
– Chậu đơn (Chậu 1 hố): loại chậu này chỉ có một hố chậu lớn hoặc có thể có thêm bàn chờ bên trái hoặc phải. Kích thước trung bình của mẫu chậu 1 hố này là 450-600mm (chưa tính phần bàn chờ).
Thiết kế dáng chậu có thể là hình vuông, chữ nhật hoặc hình tròn. Chậu rửa bát loại đơn (1 hố ) này thường thích hợp với những gian bếp có diện tích nhỏ.
– Chậu đôi (Chậu 2 hố): Loại chậu này thường có hình chữ nhật. Hai hố chậu kích thước cân hoặc 2 hố chậu kích thước lệch, một số mẫu có thêm bàn chờ bên trái hoặc bên phải.
Kích thước chậu rửa đôi dao động khoảng 700-800mm, 430-500mm cho mỗi hố chậu. Khi kết hợp thêm bàn chờ có thể kích thước lên đến 1200mm. Đối với loại chậu rửa đôi này thường yêu cầu khu vực bàn bếp phải rộng. Nhất là đối với loại 2 hố có bàn.
– Chậu ba (Chậu 3 hố): Ngoài hai loại chậu rửa bát kể trên, một số dòng chậu rửa có đến ba hố chậu. Bao gồm 2 hố lớn và 1 hố nhỏ để tăng diện tích và công năng cho chậu rửa. Yêu cầu cho bàn bếp dùng chậu 3 hố cần phải lớn, kích thước ít nhất là 1000mm.
2.2 Phân loại theo chất liệu
Đa số các mẫu chậu rửa trên thị trường hiện nay là loại chậu rửa Inox. Bạn có thể dễ dàng phân biệt các loại chậu rửa bằng mắt thường bởi vì thành phần inox thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi màu sắc và độ sáng của sản phẩm. Một số loại inox phổ biến nhất được dùng để chế tạo chậu rửa bát có thể kể đến như inox 430, 201, 304…
Inox 430
Loại inox 430 này gần như không có kim loại Nikel hay Mangan. Do đó giá thành chậu rửa bát inox 430 khá rẻ, chỉ bằng 1/2 so với chất liệu inox 304 và 3/4 so với chất liệu inox 201.
Tuy có ưu điểm giá thành rẻ nhưng loại chậu rửa bát bằng inox 430 này lại rất dễ bị ăn mòn và xỉn màu dưới tác động của các chất muối hoặc axit. Vì vậy quý khách có thể cân đối chi phí để chọn mẫu sản phẩm tốt hơn.
Inox 201
Là loại chất liệu thường thấy, inox 201 này dùng kim loại Mangan thế cho Nikel theo tỉ lệ 2:1 nên có độ cứng cao hơn so với các mẫu chậu inox 304. Tuy khó gia công nhưng giá thành lại thấp hơn nhiều. Tuy nhiên, vì thành phần Nikel bị giảm đi nên loại bồn rửa bát làm bằng chất liệu inox 201 thường có độ bền kém, dễ bị ăn mòn trong môi trường muối hoặc axit.
Loại inox 201 này thường không được sáng bóng do đó người ta thường xi một lớp kim loại để giúp sản phẩm trông đẹp hơn. Tuy nhiên sau thời gian ngắn sử dụng, sản phẩm chậu rửa bằng Inox 201 sẽ bị xỉn màu và bị mài mòn dưới tác động của dầu rửa bát và thức ăn, thông thường sau khi bị oxy hóa, phản ứng sẽ đổi màu đỏ gạch.
Inox 304
Chất liệu inox 304 được xem là một trong những chất liệu lý tưởng cho các thiết bị gia dụng. Với thành phần Nikel lên đến 10% và 18% Crome giúp sản phẩm chống mài mòn tốt dưới tác động của các chất tẩy rửa. Bên cạnh đó inox 304 (hay còn gọi là thép không gỉ) có tính dẻo và dễ gia công hơn, có độ bóng cao nên sản phẩm mang tính thẩm mỹ cao, đem lại vẻ sang trọng, tiện nghi cho gia đình bạn.
Tuy nhiên giá thành của chậu rửa bát bằng chất liệu inox 304 thường cao hơn so với những mẫu chậu rửa làm bằng chất liệu khác.
2.3 Phân loại theo chiều sâu hố chậu
Tùy vào số lượng hố chậu rửa bát mà độ sâu có thể khác nhau.
Hiện tại độ sâu lý tưởng của hố chậu rửa bát vào khoảng 20-22cm. Một số loại chậu có tới 3 hố thì hố nhỏ nhất có độ sâu thấp hơn hai hố còn lại vào khoảng 13-16cm.
Các bài viết liên quan:
– Máy lọc nước RO là gì? Lựa chọn máy lọc nước chính hãng
– Chọn mua gương phòng tắm cần lưu ý những gì?
– Bỏ túi kinh nghiệm mua thiết bị vệ sinh cực chuẩn
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN SEN VÀNG VIỆT NAM
Trụ sở: Hồ Đền Lừ, Hoàng Mai, Hà Nội – Việt Nam
Địa chỉ: Lộng Khê 4, xã An Khê, Huyện Quỳnh Phụ, Tỉnh Thái Bình, Việt Nam
Hotline: 0949.201.205 – 0971.201.205
Email: tongkholotusgold@gmail.com
Website: tapdoansenvang.com.vn